Bản tin nhóm nông sản 06/05/2025: Đậu tương, ngô, lúa mì đồng loạt giảm

TIN TỨC 24 GIỜ Giá xuất khẩu lúa mì của Nga giảm trong tuần qua khi vụ mùa mới sắp đến gần, trong khi không có xác nhận thiệt hại đáng kể nào từ các đợt sương giá trước đó, các nhà phân tích cho biết. Giá lúa mì Nga có hàm lượng protein 12,5% […]

Bản tin nhóm nông sản 06/05/2025: Đậu tương, ngô, lúa mì đồng loạt giảm

TIN TỨC 24 GIỜ

Giá xuất khẩu lúa mì của Nga giảm trong tuần qua khi vụ mùa mới sắp đến gần, trong khi không có xác nhận thiệt hại đáng kể nào từ các đợt sương giá trước đó, các nhà phân tích cho biết. Giá lúa mì Nga có hàm lượng protein 12,5% cho giao hàng FOB từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 đã giảm 2 USD xuống còn 247 USD mỗi tấn so với tuần trước, theo công ty tư vấn IKAR.

Thời tiết thuận lợi cho tiến độ thu hoạch đậu tương niên vụ 2024/25 tại cả Brazil và Argentina, cũng như cho hoạt động gieo trồng vụ 2025/26 tại Mỹ, đã gây áp lực lên giá xuất khẩu trong tuần này.

Giá ngô nội địa tại Brazil tiếp tục giảm, chịu áp lực bởi nhu cầu thấp. Người tiêu dùng đang ưu tiên sử dụng hàng tồn kho, kỳ vọng vào sự giảm giá hơn nữa, dựa trên khả năng mùa vụ ngô thứ hai đạt sản lượng tốt – điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển cây trồng tại hầu hết các khu vực, và sản lượng có thể tăng so với mùa vụ trước.

TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH
ĐẬU TƯƠNG
Thị trường đậu tương khởi đầu tuần mới với diễn biến tiêu cực khi giá giảm hơn 1%, phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước triển vọng thời tiết thuận lợi tại Mỹ – yếu tố được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tiến độ gieo trồng trong ngắn hạn Sự sụt giảm này diễn ra trong bối cảnh khối lượng giao dịch tương đối thấp, cho thấy dòng tiền vẫn đang đứng ngoài quan sát.

Áp lực giảm giá chủ yếu xuất phát từ hai hướng: điều kiện thời tiết tích cực và thị trường năng lượng đi xuống. Các mô hình dự báo cho thấy khu vực Midwest sẽ trải qua giai đoạn khô ráo và ấm lên, hỗ trợ tốc độ gieo trồng ngô và đậu tương – với kỳ vọng tiến độ đạt lần lượt 41% và 31%. Điều này khiến thị trường điều chỉnh lại kỳ vọng về nguồn cung tiềm năng, gây áp lực lên giá.

Ngoài yếu tố thời tiết, giá dầu đậu tương – một trong hai mặt hàng thành phẩm của hoạt động ép dầu– cũng chịu áp lực đáng kể từ đà giảm của giá dầu thô, khiến dầu đậu suy yếu 1,4% trong phiên. Điều này kéo theo đậu tương thô giảm giá do biên lợi nhuận ép dầu suy yếu trong ngắn hạn.

Đối với báo cáo Export Inspections, các số liệu nhìn chung là khá thất vọng. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết giao hàng đậu tương trong tuần báo cáo chỉ đạt 324.000 tấn, giảm mạnh so với mức 458.000 tấn trong tuần trước và thấp hơn mức 358.000 tấn cùng kỳ năm ngoái. Số liệu giao hàng hiện tại thấp hơn mức trung bình để đạt được dự báo hàng năm của USDA. Giao hàng sang Trung Quốc chỉ ghi nhận một tàu tại Bờ Tây, cho thấy nhu cầu vẫn khá chậm.

Mặc dù không có thông tin thuế quan gây đột biến, các diễn biến thương mại tiếp tục được theo dõi sát. Một số tín hiệu từ Ấn Độ và Mỹ cho thấy khả năng đàm phán có thể được nối lại trong tuần này. Dù vậy, điều này chưa đủ để tạo động lực hồi phục trong phiên vừa rồi khi áp lực từ các yếu tố cơ bản vẫn chiếm ưu thế.

NGÔ VÀ LÚA MÌ
Thị trường ngô tiếp tục chịu áp lực bán mạnh trong phiên hôm qua, đánh dấu phiên giảm thứ ba liên tiếp với mức sụt giảm hơn 3%. Giá đóng cửa gần đáy phiên cho thấy tâm lý tiêu cực vẫn bao trùm thị trường. Các quỹ đầu tư được cho là đã tiếp tục bán ra, thu hẹp trạng thái mua ròng còn khoảng 50.000 hợp đồng.

Một phần nguyên nhân đến từ bối cảnh địa chính trị và thương mại không mấy tích cực. Tại Mexico – khách hàng lớn của ngô Mỹ – tổng thống nước này từ chối hợp tác quân sự với Mỹ, trong khi đàm phán thương mại giữa Mỹ và Nhật Bản gặp khó khăn. Điều này làm dấy lên lo ngại về khả năng thực hiện giao hàng đối với gần 6 triệu tấn ngô Mỹ đã ký với Mexico và 2 triệu tấn với Nhật Bản.

Mặc dù trong báo cáo Export Inspections, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết giao hàng ngô trong tuần kết thúc ngày 1/5 đạt 1.61 triệu tấn – vẫn cao hơn cùng kỳ năm ngoái – và duy trì ổn định so với những tuần gần đây. Mặc dù vậy, điều này là không đủ để hỗ trợ giá khi thị trường lo ngại xung đột thương mại gia tăng giữa Mỹ và các đối tác lớn.

Đối với lúa mì, giá cũng giảm mạnh gần 2,5% vào hôm qua. Giá ban đầu tăng nhẹ trong phiên nhưng nhanh chóng mất đà tăng và đóng cửa ở mức thấp nhất trong ngày.

Theo các nhà phân tích, giá xuất khẩu lúa mì của Nga giảm trong tuần qua khi vụ mùa mới sắp đến gần, trong khi không có xác nhận thiệt hại đáng kể nào từ các đợt sương giá trước đó. Giá lúa mì Nga có hàm lượng protein 12,5% cho giao hàng FOB từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 đã giảm 2 USD xuống còn 247 USD mỗi tấn so với tuần trước, theo công ty tư vấn IKAR. Trong bối cảnh giá giảm, hoạt động xuất khẩu lúa mì trong của Nga vẫn tương đối tích cực. Sovecon đã nâng ước tính xuất khẩu lúa mì tháng 4 của Nga lên mức 2,3 triệu tấn, tăng 0,1 triệu tấn đưa ra hồi tuần trước nhờ nhu cầu cao từ Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.

Đối với hoạt động xuất khẩu, số liệu từ báo cáo Export Inspections cho thấy giao hàng lúa mì trong tuần báo cáo chỉ đạt 324.000 tấn, giảm mạnh so với mức 458.000 tấn trong tuần trước và thấp hơn mức 358.000 tấn cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy nhu cầu đối với lúa mì Mỹ đã chững lại trong ngắn hạn

zalo-icon