PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG THUẾ QUAN MỸ ĐẾN NÔNG SẢN

I. Tổng quan thị trường sau quyết định áp thuế của Trump Quyết định áp thuế nhập khẩu của Tổng thống Trump vào ngày 2/4 đã tạo ra một làn sóng chấn động trên thị trường tài chính, đặc biệt là ở Việt Nam. Trên thị trường nông sản thế giới, giá các loại hàng […]

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG THUẾ QUAN MỸ ĐẾN NÔNG SẢN

I. Tổng quan thị trường sau quyết định áp thuế của Trump

  • Quyết định áp thuế nhập khẩu của Tổng thống Trump vào ngày 2/4 đã tạo ra một làn sóng chấn động trên thị trường tài chính, đặc biệt là ở Việt Nam. Trên thị trường nông sản thế giới, giá các loại hàng hóa chủ chốt như đậu tương, ngô và lúa mì cũng đồng loạt giảm mạnh ngay trong phiên giao dịch sáng nay. Tuy nhiên, nếu nhìn vào diễn biến trên thị trường quốc tế, phản ứng này không quá bất ngờ.
  • Đây không phải lần đầu tiên Mỹ sử dụng thuế quan làm công cụ thương mại. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã khiến thị trường nông sản lao đao, đặc biệt là đậu tương. Trung Quốc, nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, khi đó đã nhanh chóng chuyển hướng sang Brazil để giảm phụ thuộc vào nguồn cung Mỹ. Hiện tại, với bối cảnh cung cầu đã thay đổi đáng kể, tác động của thuế quan lần này sẽ có những điểm khác biệt nhưng vẫn không thể xem nhẹ.

II. Phân tích tác động lên các mặt hàng nông sản

1. Đậu tương: trọng tâm của căng thẳng thương mại

  • Nếu biểu đồ giá đậu tương tương lai có thể chỉ ra điều gì thì tôi nghĩ đó là viẹc thị trường đã chuẩn bị cho Chiến tranh thương mại Trump, Phần 2. Với mức thuế 10% áp lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, khả năng Bắc Kinh sẽ trả đũa bằng cách giảm mua hàng từ Mỹ, giống như giai đoạn 2018-2019. Khi đó, xuất khẩu đậu tương Mỹ sụt giảm nghiêm trọng và giá giảm xuống mức trung bình 9 USD/giạ. Nếu kịch bản tương tự tái diễn, áp lực giảm giá sẽ còn tiếp tục, đặc biệt trong bối cảnh Brazil vẫn đang có nguồn cung dồi dào.

a) Trung Quốc: Bài toán đa dạng hóa nguồn cung 

  • Trong hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của đậu tương Mỹ, nhưng chiến tranh thương mại 2018-2019 đã thay đổi hoàn toàn cục diện. Khi Mỹ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc, Bắc Kinh lập tức phản đòn bằng cách cắt giảm nhập khẩu đậu tương từ Mỹ, chuyển hướng sang Brazil và Argentina. Và có vẻ như Trung Quốc đã học được bài học từ lần trước.
  • Dữ liệu gần đây cho thấy tỷ lệ đậu tương Mỹ trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc đang tiếp tục giảm, hiện chỉ còn khoảng 47% – mức thấp nhất trong gần hai thập kỷ (ngoại trừ thời điểm chiến tranh thương mại). Trong khi đó, Brazil đang củng cố vị thế là nhà cung cấp số một với mùa vụ bội thu liên tiếp.
  • Điều này có nghĩa là gì? Nếu Bắc Kinh tiếp tục chính sách giảm phụ thuộc vào Mỹ, các đòn thuế quan từ Trump có thể không còn đủ sức ép buộc Trung Quốc quay lại bàn đàm phán như trước. Thị trường đậu tương Mỹ, vốn đã phụ thuộc nặng vào xuất khẩu sang Trung Quốc, sẽ phải tìm cách thích nghi với bối cảnh mới.

b) Vai trò của Brazil ngày càng lớn 

  • Brazil và Mỹ chiếm đến 85% tổng lượng xuất khẩu đậu tương toàn cầu mỗi năm, với Brazil đang ngày càng chiếm ưu thế trong sản lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Brazil đã dần thay thế Mỹ để trở thành nhà cung cấp đậu tương lớn nhất thế giới, nhờ vào việc sản xuất gia tăng mạnh mẽ và năng lực cung cấp không ngừng mở rộng. Trung Quốc luôn là thị trường quan trọng nhất đối với đậu tương, chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu toàn cầu. Xuất khẩu đậu tương của Mỹ sang Trung Quốc đã giảm 12% so với mức bình quân của giai đoạn 2015-2017, trong khi xuất khẩu từ Brazil lại tăng mạnh, đặc biệt là với thị trường Trung Quốc, lên tới 51%
  • EU là một trong những đối tác quan trọng trong xuất khẩu đậu tương, nhưng mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và EU đang đứng trước những thách thức. EU hiện chiếm khoảng 8% tổng lượng nhập khẩu đậu tương toàn cầu và là thị trường quan trọng thứ hai đối với cả Mỹ và Brazil. Tuy nhiên, chính sách mới của EU có thể cấm nhập khẩu các sản phẩm nông sản được xử lý bằng hóa chất bị cấm trong khu vực này, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu đậu tương của Mỹ, bởi hầu hết đậu tương Mỹ đều được xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật mà EU không chấp nhận.

c) Tương lai của xuất khẩu đậu tương Mỹ 

  • Trong bối cảnh chính sách thương mại quốc tế đầy biến động, tương lai của xuất khẩu đậu tương Mỹ sẽ chịu nhiều áp lực. Nếu nhu cầu trong nước đối với đậu tương tăng mạnh, chẳng hạn như qua các chương trình thúc đẩy sử dụng sinh học, thì thị trường có thể ổn định hơn. Tuy nhiên, nhu cầu vẫn sẽ khó có thể tăng mạnh nên về dài hạn, tôi vẫn thiên về khả năng giá quay xuống vùng 9 USD.

2. Ngô: Ảnh hưởng nhưng vẫn có điểm tựa 

  • Ngô không chịu tác động mạnh như đậu tương vì Trung Quốc không phải là khách hàng lớn nhất. Thị phần xuất khẩu ngô của Mỹ sang Trung Quốc thực tế đã mờ nhạt hơn rất nhiều so với đậu tương. Tuy nhiên, những thị trường quan trọng khác như Mexico và Canada, nơi mà Mỹ xuất khẩu ngô rất mạnh, đang phải đối mặt với khả năng áp thuế trả đũa. Mexico, đơn cử, là đối tác xuất khẩu ngô lớn thứ hai của Mỹ và bất kỳ động thái trả đũa nào từ nước này sẽ khiến thị trường ngô Mỹ gặp nhiều khó khăn hơn.

a) Tình hình xuất khẩu ngô sang Mexico hiện nay

  • Dù có những lo ngại về khả năng xung đột thương mại với Mexico, dữ liệu hiện tại cho thấy rằng Mexico vẫn tiếp tục duy trì mức độ nhập khẩu ngô từ Mỹ khá mạnh mẽ. Tính đến giữa tháng 2 năm nay, Mexico đã ký hợp đồng nhập khẩu kỷ lục lên tới 17,2 triệu tấn ngô Mỹ cho năm 2024-2025, chiếm khoảng 70% lượng ngô mà USDA dự báo sẽ được Mexico nhập khẩu trong mùa vụ này. Con số này thấp hơn so với tỷ lệ trung bình của những năm trước (77%), nhưng nhìn chung vẫn phản ánh một tốc độ mua hàng bình thường, không có dấu hiệu của việc “tích trữ” trước những căng thẳng thương mại có thể xảy ra.
  • Điều quan trọng là Mexico, quốc gia nhập khẩu ngô lớn nhất thế giới, đang phụ thuộc ngày càng nhiều vào ngô nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Sản lượng ngô trong nước của Mexico chỉ tăng khoảng 15% trong suốt thập kỷ qua, trong khi nhu cầu tiêu thụ lại tăng tới 50%. Hai mùa vụ ngô không thành công gần đây đã khiến lượng nhập khẩu của Mexico tăng vọt, và trong các năm 2023-2024 và 2024-2025, ngô nhập khẩu ước tính sẽ chiếm tới 51% tổng nhu cầu tiêu thụ, vượt xa mức trung bình ba năm trước là 40%.
  • Điều này mang lại cơ hội lớn cho ngô Mỹ. Dù Mexico là đối tác xuất khẩu quan trọng, Mỹ cũng không phải hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường này. Tỷ lệ xuất khẩu ngô của Mỹ sang Mexico chiếm khoảng 36% tổng xuất khẩu ngô của Mỹ, không quá cao so với mức kỷ lục 45% vào năm ngoái. Điều này có thể xem như dấu hiệu tích cực cho thấy việc xuất khẩu ngô của Mỹ không hoàn toàn lệ thuộc vào Mexico và có thể tiếp tục duy trì sự ổn định trong các thị trường khác.

b) Mùa vụ 2024-2025 của Mỹ có qúa lạc quan về nhu cầu ngô

  • Không thể phủ nhận rằng môi trường thương mại hiện nay đang có nhiều bất ổn, nhưng thị trường ngô Mỹ vẫn cho thấy sức mạnh và tính ổn định. Dự báo về xuất khẩu ngô của Mỹ vẫn khá tích cực, với lượng xuất khẩu toàn cầu tăng trưởng 7% so với năm trước. Ngoài Mexico, ngô Mỹ cũng đang tìm thấy thị trường tiêu thụ mạnh mẽ ở các quốc gia khác, giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường duy nhất.
  • Thêm vào đó, báo cáo từ USDA về diện tích gieo trồng ngô của Mỹ cho thấy nông dân đã tăng diện tích trồng ngô lên mức cao nhất trong ba năm qua, điều này phản ánh một sự chuẩn bị tốt cho mùa vụ sắp tới.

c) Tương lai của xuất khẩu ngô Mỹ 

  • Dù có nhiều yếu tố không chắc chắn trong bối cảnh chính trị và thương mại toàn cầu, xuất khẩu ngô của Mỹ vẫn cho thấy nhiều yếu tố tích cực. Thị trường Mexico dù có thể đối diện với những biến động ngắn hạn, nhưng nhu cầu ngô tại đây sẽ không giảm đột ngột. Cộng thêm sự gia tăng diện tích trồng ngô và tiềm năng từ các thị trường khác, ngô Mỹ vẫn có triển vọng tốt trong mùa vụ tới. Các nhà đầu tư và nông dân cần theo dõi chặt chẽ tình hình và chuẩn bị cho các kịch bản có thể xảy ra, đặc biệt là trong mối quan hệ thương mại Mỹ-Mexico

3. Lúa mì: Ít bị ảnh hưởng nhất 

  • Lúa mì là mặt hàng ít chịu tác động nhất từ thuế quan của Trump, bởi Mỹ không còn giữ vị trí thống trị trong xuất khẩu lúa mì toàn cầu. Nga, Canada và Úc tiếp tục chiếm thị phần lớn, khiến tác động lên giá cả trên thị trường Mỹ phần nào bị hạn chế.
  • Riêng tại Việt Nam, thông tin Trump áp thuế với hàng loạt đối tác, bao gồm Trung Quốc và Việt Nam, đã khiến thị trường tài chính chao đảo. Tuy nhiên, nếu nhìn lại lịch sử, đây không phải lần đầu nông sản Mỹ bị đậu tranh trong cuộc chiến thuế quan. Cách đây chục năm, Mỹ đã tự mất vị thế thống trị xuất khẩu đậu tương và lúa mì khi Trung Quốc và Brazil tắm lấy cơ hội tăng cường sản xuất.

Tác động tới thị trường ngô Việt Nam 

  • Trong những năm qua, Việt Nam đã có mối quan hệ thương mại mạnh mẽ với các quốc gia Nam Mỹ như Brazil và Argentina trong việc nhập khẩu ngô. Brazil và Argentina không chỉ là hai quốc gia sản xuất ngô lớn mà còn là những đối thủ cạnh tranh chính của Mỹ trên thị trường toàn cầu, đặc biệt ở khu vực châu Á. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia tiêu thụ ngô lớn, chủ yếu phục vụ cho ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và công nghiệp chế biến thực phẩm.
  • Với việc Trung Quốc ngày càng chuyển hướng sang Nam Mỹ để nhập khẩu ngô, Việt Nam có thể sẽ đối mặt với tình trạng cạnh tranh gay gắt hơn nhưng nhìn chung, tôi cho rằng cũng sẽ không quá ảnh hưởng.
  • Thứ nhất, như phân tích ở trên, Brazil đang gia tăng sản lượng hàng năm và tỉ trọng xuất khẩu của Mỹ trên thế giới cũng sụt giảm mạnh chỉ còn hơn 10%.
  • Thứ hai, ngoài Nam Mỹ, Việt Nam cũng đẩy mạnh đa dạng nhiều nguồn cung hơn từ Ấn Độ Nam Phi và các mặt hàng thay thế khác.

Các doanh nghiệp sẽ cần phải linh hoạt trong việc điều chỉnh chiến lược nhập khẩu của mình, tìm kiếm các nguồn cung mới, đồng thời chú trọng vào các yếu tố làm tăng hiệu quả sử dụng ngô trong sản xuất, giảm thiểu tác động từ sự biến động giá toàn cầu

zalo-icon