Đầu Tư TVT: Thị trường giao dịch hàng hóa sẽ tiếp tục sôi động trong 6 tháng cuối năm

Ngày 16/5/2024, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) phối hợp với Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago (CME Group) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "Triển vọng kinh tế thế giới và tác động tới thị trường hàng hóa 2024". Đây là dấu mốc quan trọng của MXV, thể hiện tầm vóc của Việt Nam trên bản đồ các thị trường giao dịch hàng hóa thế giới.

Đầu Tư TVT: Thị trường giao dịch hàng hóa sẽ tiếp tục sôi động trong 6 tháng cuối năm

Hội thảo Triển vọng Thị trường Hàng hóa 2024 đã diễn ra thành công

Đây là sự kiện thường niên được đồng tổ chức bởi Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) và CME Group, thu hút gần 200 đại biểu, khách mời tham dự trực tiếp và hàng nghìn người tham gia trực tuyến qua các nền tảng số.

Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

Về phía Việt Nam, hội thảo vinh dự đón đại diện Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan tham dự cùng Ban lãnh đạo MXV và các thành viên thị trường. Đại diện CME Group có ông Erik Norland – Giám đốc điều hành, Chuyên gia kinh tế cấp cao; ông Sachin Patel – Giám đốc điều hành sản phẩm kim loại Châu Á Thái Bình Dương và các chuyên gia hàng đầu về giao dịch hàng hóa. Ngoài ra, hội thảo còn quy tụ lãnh đạo, đại diện các Hiệp hội ngành, trường Đại học, doanh nghiệp và tổ chức liên quan.

Thị trường giao dịch hàng hóa được đánh giá là điểm sáng của nền kinh tế năm 2024. Các chuyên gia CME Group đều dự báo kinh tế thế giới sẽ đón “hạ cánh mềm”, giá hàng hóa nguyên liệu biến động mạnh, thu hút dòng vốn đầu tư chuyển dịch từ kênh truyền thống sang thị trường hàng hóa nhờ tỷ suất sinh lời cao hơn.

Ông Erik Norland nhận định: “Sang nửa cuối 2024, bức tranh kinh tế sẽ rõ nét hơn qua số liệu kinh tế vĩ mô quý đầu năm. Điều này sẽ tạo ra xu hướng lớn trên thị trường giao dịch hàng hóa, đặc biệt là nhóm năng lượng và kim loại quý”.

Ông Erik Norland - Giám đốc điều hành, Chuyên gia kinh tế cấp cao, CME Group
Ông Erik Norland – Giám đốc điều hành, Chuyên gia kinh tế cấp cao, CME Group

Tại Việt Nam, thị trường giao dịch hàng hóa cũng ghi nhận khối lượng khởi sắc trong 4 tháng đầu năm. Khối lượng giao dịch tại MXV tháng 4 tăng 18,4% so với tháng 3 và tăng 65% so với cùng kỳ 2023. Lũy kế 4 tháng, khối lượng tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, ngày 19/4 ghi nhận mức giao dịch kỷ lục gần 11.000 tỷ đồng.

“Khối lượng giao dịch hàng hóa toàn cầu và tại Việt Nam có tiềm năng tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm,” ông Norland nhận định.

Các mặt hàng kim loại như bạc, bạch kim, đồng được liên thông giao dịch giữa MXV và CME Group hiện thu hút khối lượng tăng trưởng đều đặn, thường nằm trong top giao dịch nhiều nhất trên MXV. Tháng 4, bạch kim xếp thứ 2 về khối lượng giao dịch, chiếm 3,8%.

Ưu điểm của thị trường kim loại là dễ tiếp cận hơn so với các mặt hàng nông sản, năng lượng cần nghiên cứu sâu về đặc tính, cung cầu, thời tiết,… Các thông tin kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến giá kim loại thường được cập nhật công khai, dễ theo dõi để phân tích và dự báo xu hướng.

Ông Sachin Patel - Giám đốc điều hành sản phẩm kim loại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, CME Group
Ông Sachin Patel – Giám đốc điều hành sản phẩm kim loại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, CME Group

Ông Sachin Patel nhận xét: “Do bức tranh kinh tế thay đổi từ từ, không đột ngột, nên giao dịch kim loại sẽ an toàn và ổn định hơn các thị trường khác”.

Bên cạnh đó, các kim loại quý vẫn giữ vai trò trú ẩn an toàn khi kinh tế suy thoái. Hiện nay, chi phí giao dịch các hợp đồng bạc mini, micro đã giảm đáng kế so trước đây, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.

Chuyên gia Ngô Trí Long cho hay: “Trên thế giới, kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim được giao dịch trên Sở như các hàng hóa khác. Trong bối cảnh giá vàng tăng cao, nhu cầu giao dịch nhóm này sẽ ngày càng lớn hơn”.

zalo-icon